Tại sao nhà mới xây lại gặp vấn đề nứt tường và làm thế nào để khắc phục? Hiện tượng này không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của ngôi nhà mà còn gây ra lo lắng cho gia đình. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh, hãy cùng Đảo Ngọc Plus khám phá các giải pháp trong bài viết dưới đây!
Vì sao nhà mới xây bị nứt tường?
Dù là nhà mới xây, hiện tượng tường bị nứt vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm ra cách khắc phục chính xác, hãy cùng Đảo Ngọc Plus đi tìm nguyên nhân gây nứt tường trong bài viết dưới đây!
Ảnh hưởng bởi quá trình tô tường
Tường xây trong thời gian ngắn sau đó lại tô luôn dẫn đến độ ẩm khác nhau của mạch vữa và gạch. Tường không phẳng, mạch vữa không đều được miết gọn gàng dẫn đến việc lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa. Xây tường không chuẩn, không đảm bảo mạch vữa no dẫn đến tính trạng thẩm thấu qua mạch vữa.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao nhà mới xây bị nứt tường chúng ta hiểu rằng khi xây tô xong, nếu thiếu nước hoặc để phản ứng thủy hóa xảy ra không hết, cấp phôi quá ít hoặc quá thiếu xi măng, tường tô quanh thời điểm giữa trời nắng gắt, chà mặt quá kỹ, quá láng mà không trát hồ dầu, tường không được tưới nước hoặc tưới nước rồi tô ngay.
Tô hồ quá nhiều xi măng khi đông cứng trong môi trường không khí và xi măng đông cứng trong môi trường nước là khác nhau. Sử dụng hồ tô xi măng mác quá cao tạo ra các vùng ứng suất kéo cục bộ do sức căng bề mặt khi co ngót lớp hồ tô bởi đặc tính của xi măng khi đông cứng trong không khí thì co ngót thể tích. Nhà mới xây bị nứt tường cũng có thể do sử dụng cát xây quá mịn với hàm lượng sét tương đối lớn.
Nhà được xây trên nền đất yếu, không ổn định
Địa chất quyết định rất nhiều đến phần móng ngôi nhà. Nếu móng nằm ở khu vực đất mềm, trũng thì khi ép cọc không đều, hay sai lệch tim sẽ khiến móng dễ bị lún và nứt tường sau một thời gian sử dụng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc nhà mới xây bị nứt tường.
Vì thế, trước khi tiến hành thi công, bạn cần khảo sát địa chất đất, bao gồm:
- Đánh giá nền đất chuẩn xác để xem xét hình thức thi công móng cho phù hợp: ép cọc hay móng băng.
- Xây dựng biện pháp thi công phù hợp với địa chất đất. Đồng thời, có phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.
Kỹ thuật, thi công xây dựng chưa tốt
Khi thi công nhà, các vấn đề kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng của tường, bao gồm:
- Gia cố, ép cọc, thi công móng không đảm bảo kỹ thuật.
- Bê tông không đạt chuẩn như mác không đủ. Trong trường hợp này, phải áp dụng biện pháp gia cố kết cấu bằng dán sợi carbon CFRP.
- Cốt thép chất lượng kém: bố trí thép thưa, bản rộng.
- Giằng móng kém chất lượng.
- Để mạch ngừng khi thi công.
- Sử dụng chất liệu khác nhau để làm bê tông giữa các lần đổ.
- Không tính toán khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn này. Điều này có thể khiến vỡ móng và gây nứt tường khiến nhà bị nghiêng. Để biết thêm thông tin về việc gia cường kết cấu, bạn có thể xem tại đây
Ảnh hưởng bởi thời tiết
Xây nhà trong thời tiết nắng gắt có thể làm vật liệu khô nhanh hơn, gây ra nhà mới xây bị nứt tường. Để tránh điều này, sau khi hoàn thành xây dựng, quan trọng là tưới nước cho tường thường xuyên, ít nhất là trong khoảng 14 ngày đầu. Điều này giúp giữ cho tường đủ ẩm và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện vết nứt do thời tiết nắng gắt.
Do công trình xây sau tác động vào
Phần lớn các vấn đề nghiêm trọng khi xây dựng thường xuất phát từ những căn nhà liền kề. Để hiểu rõ vì sao nhà mới xây bị nứt tường, chúng ta cần nhận thức rằng ngay từ công đoạn làm móng đã có thể ảnh hưởng đến nhà liền kề. Vì vậy, việc này có thể làm trở ngại cho các công đoạn tiếp theo và có thể dẫn đến chi phí đền bù không nhỏ.
Đó là lý do tại sao việc làm móng thực sự là một công việc đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng. Trước khi tiến hành làm móng, nếu không thực hiện khảo sát địa chất và các công trình liền kề một cách cẩn thận, việc xây dựng nhà liền kề sẽ dễ gặp phải những rủi ro và ảnh hưởng không mong muốn.
Cách khắc phục tường nhà mới xây bị nứt
Khắc phục vết nứt do quá trình tô tường
Để khắc phục vết nứt do quá trình tô tường, đầu tiên cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt và tô lại bằng vữa già xi măng và cát mịn.
Trong trường hợp tường bị rộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tiến hành tô lại. Lớp hồ tô cần được để tối thiểu 7 ngày trước khi tiến hành chà nhám, trét và sơn nước. Sử dụng xi măng xây tô chuyên dùng có phụ gia tạo dẻo và làm chậm quá trình đông cứng.
Cuối cùng, hãy tưới ẩm tường thường xuyên, khoảng từ 4 đến 5 ngày sau khi xây dựng, để đảm bảo tường được duy trì ẩm độ cần thiết cho quá trình cứng đặc và tránh nguy cơ xuất hiện vết nứt mới.
Khắc phục các vết nứt nhỏ, vết chân chim
Để khắc phục nhà mới xây bị nứt các vết nứt nhỏ và vết chân chim trên tường, có một số cách đơn giản và hiệu quả như sau:
- Sử dụng vữa già xi măng kết hợp với cát mịn để tô đều lên vết nứt.
- Sử dụng keo xịt đặc biệt được thiết kế để lấp đầy vết nứt trên tường.
- Sử dụng keo Silicone để xử lý các vết nứt nhỏ trên tường, đặc biệt là các vết nứt chân chim.
Những phương pháp này đều đơn giản và dễ thực hiện, giúp khắc phục các vết nứt nhỏ trên tường một cách hiệu quả.
Khắc phục các vết nứt lớn, sâu
Khi nhà mới xây bị nứt tường với các vết nứt lớn và sâu, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như lún nền móng, chấn động địa chất, hoặc về ngoại quan. Thường thấy một đường nứt lớn và tạo khe hở rõ ràng trên tường. Để khắc phục tình huống này, trước hết bạn cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của vết nứt, sau đó mới đưa ra phương án cách khắc phục phù hợp.
1/ Nứt tại vị trí mép cửa
Đối với các vết nứt nhỏ và vết chân chim trên tường, thường xuất hiện ở mép cửa và các góc trên của cửa đi, cửa sổ. Nguyên nhân của chúng có thể là do đà lanh tô cửa không đủ chuẩn, thiếu độ dài hoặc thiếu đoạn neo gối lên 2 đầu tường, hoặc do thao tác đóng mở cửa mạnh mẽ.
Để ngăn ngừa và khắc phục các vết nứt này, bạn cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Đúc hoặc làm đà lanh tô vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm để tăng độ bền cho cửa và tránh tình trạng nứt.
- Khắc phục vết nứt đầu cửa bằng cách đục lấy đà lanh tô ra, sau đó thay bằng đà khác đủ chuẩn hơn. Việc này sẽ giúp đảm bảo độ cứng và độ bền của cửa trong thời gian dài sử dụng.
Lưu ý rằng việc chỉ đơn giản đập vỡ cục đồ đà lanh và đắp vữa mới có thể không giải quyết triệt để vấn đề và vết nứt có thể tiếp tục xuất hiện sau một thời gian sử dụng.
2/ Vết nứt sâu xuyên qua tường
Với vết nứt sâu xuyên qua tường, việc quan sát và đánh giá tình trạng vết nứt là rất quan trọng. Nếu vết nứt sâu không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt tường mà còn làm tổn thương lớp gạch và có thể gây ra nứt nẻ trên gạch, thì việc khắc phục trở nên khó khăn hơn.
Trong trường hợp này, đặc biệt nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ ngay với một đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp. Chỉ có những chuyên gia có kinh nghiệm mới có thể đánh giá và xử lý vết nứt một cách hiệu quả và an toàn nhất, giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai.
3/ Vết nứt nghiêng trên tường
Với vết nứt nghiêng trên tường, nguyên nhân chính thường là do nhà bị lún. Để khắc phục, bạn cần phải thực hiện việc chống lún, tuy nhiên đây là biện pháp phức tạp và tốn kém. Cách đục rỗng vết nứt và trám vá chỉ là giải pháp tạm thời và không hiệu quả, vì chúng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây ra vết nứt. Trong tình huống này, việc vết nứt có thể tiếp tục xuất hiện và thậm chí lan rộng.
Nếu bạn thấy các vết nứt này ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn cần phải tìm đến các đơn vị thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong việc khắc phục vết nứt bề mặt bê tông. Chỉ có những chuyên gia có kinh nghiệm mới có thể giúp bạn khắc phục vấn đề một cách triệt để và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Cách phòng tránh nhà mới xây bị nứt tường
Để ngăn chặn tình trạng nứt tường, cần tuân thủ kỹ thuật xây dựng đúng đắn. Trước hết, khảo sát kỹ lưỡng khu đất và kiểm tra móng đề phòng sụt lún. Sau đó, lên kế hoạch xây dựng chi tiết, phù hợp với địa hình để giảm thiểu nguy cơ nứt tường.
Đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng
Để giảm thiểu nguy cơ nhà mới xây bị nứt tường, việc thi công phải tuân thủ kỹ thuật chính xác. Tường cần được xây thẳng, mạch vữa phải đồng đều và được trát mịn. Lựa chọn gạch và cát xi măng chất lượng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng.
Sử dụng lưới ghép tường và cột
Để ngăn chặn vết nứt tường, sử dụng lưới thép ghép cột bê tông và tường gạch là một giải pháp hiệu quả. Việc này giúp tăng cường sự liên kết giữa cột bê tông và tường gạch, giảm thiểu sự dịch chuyển và co giãn do nhiệt độ, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các vết nứt trên tường.
Sử dụng phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa